phone-icon
facebook-icon
zalo-icon

Trang chủKinh nghiệm xây nhàHướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng

Đọc bản vẽ xây dựng là kỹ năng quan trọng giúp đảm bảo thi công đúng thiết kế, tối ưu vật liệu và kiểm soát chi phí. Việc hiểu rõ bản vẽ giúp tránh sai sót kỹ thuật, giảm chi phí sửa chữa và nâng cao chất lượng công trình. Trong bài viết này, CityA Homes sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ xây dựng một cách chính xác, dễ hiểu, phù hợp cho cả người mới bắt đầu và chuyên gia trong ngành.

1. Định nghĩa bản vẽ xây dựng

Bản vẽ xây dựng, hay bản vẽ thiết kế, là tài liệu trực quan mô tả hình dạng và cấu trúc công trình. Nó bao gồm các bản vẽ chi tiết như mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Bản vẽ giúp kiến trúc sư và kỹ sư truyền đạt ý tưởng chính xác đến đội ngũ thi công.

Đây là tài liệu quan trọng trong hồ sơ xây dựng, đảm bảo công trình thực hiện đúng thiết kế. Nhờ bản vẽ, quá trình thi công hạn chế sai sót, giúp công trình hoàn thiện theo kế hoạch.

2. Các loại bản vẽ xây dựng phổ biến

2.1. Bản vẽ xin phép xây dựng

Bản vẽ xin phép xây dựng là tài liệu quan trọng để xét duyệt và cấp phép thi công công trình. Nó cần thể hiện rõ vị trí, diện tích, số tầng, chiều cao và kết cấu tổng thể. Dựa vào đó, cơ quan chức năng đánh giá sự phù hợp với quy hoạch và quy định pháp lý. Chỉ sau khi được phê duyệt, công trình mới được phép thi công.

2.2. Bản vẽ thiết kế kiến trúc

Bản vẽ thiết kế kiến trúc được chia thành các nhóm khác nhau bao gồm:

  • Bản vẽ phác thảo: Đây là bản vẽ đơn giản, thực hiện nhanh chóng để khám phá ý tưởng ban đầu trong thiết kế. Chức năng chính là truyền tải nguyên lý và khái niệm thiết kế
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể: Trình bày tổng quan về mặt bằng của toàn bộ công trình trên khu đất xây dựng, thể hiện mối liên kết giữa các không gian.
  • Bản vẽ mặt bằng sơ bộ: Minh họa bố cục của từng khu vực riêng biệt trong công trình, bao gồm các tầng như trệt, lửng, áp mái, mái nhà.
  • Bản vẽ mặt cát: Thể hiện mặt cắt dọc hoặc ngang của công trình, bao gồm cả phần móng và hầm tự hoại
  • Bản vẽ mặt đứng: Diễn tả hình dáng bên ngoài của công trình, bao gồm mặt tiền, kích thước và hình dạng mái nhà theo thực tế.
  • Khung tên: Là phần chứa thông tin về đơn vị thiết kế, thường được sử dụng để xác nhận và đóng dấu bản vẽ.
  • Bản đồ họa vị trí: Cung cấp thông tin về tọa độ, vị trí của khu đất xây dựng cũng như các khu đất lân cận
  • Bản vẽ phối cảnh: Mô tả không gian kiến trúc ở dạng 3D, giúp hình dung trực quan về công trình khi hoàn thiện.

2.3. Bản vẽ kết cấu

Bản vẽ kết cấu bao gồm thông tin về móng dầm, cột, sàn nhằm đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực của công trình. Đây là loại bản vẽ cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và vững chắc của ngôi nhà

2.4. Bản vẽ hệ thống điện, nước và kỹ thuật

Bản vẽ hệ thống điện, nước và kỹ thuật mô tả cách bố trí điện, nước, điều hòa không khí, thoát nước,…giúp tối ưu công năng sử dụng. Hệ thống này cần được thiết kế hợp lý để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và thuận tiện khi sử dụng

3. Các yếu tố quan trọng trong bản vẽ xây dựng

3.1. Quy định về khung bản vẽ, tỷ lệ và ghi chú kích thước

  • Khung bản vẽ trong thiết kế xây dựng

Khung bản vẽ là đường viền giới hạn nội dung, giúp bố cục rõ ràng. Đường khung ngoài cách mép giấy 10mm (A0, A1) và 5mm (A2, A3, A4). Tuân thủ quy định này giúp bản vẽ chuyên nghiệp, dễ đọc và thuận tiện in ấn.

  • Khung tên trong bản vẽ kỹ thuật

Khung tên có thể đặt ngang hoặc dọc, tùy bố trí thiết kế. Thông thường, khung tên nằm ở cạnh dưới, góc phải bản vẽ, đảm bảo hướng đọc thuận tiện. Với bản vẽ A3 đặt ngang, khung tên thường ở bên phải trang giấy.

  • Tỷ lệ trong bản vẽ xây dựng

Tỷ lệ phản ánh mối quan hệ giữa kích thước bản vẽ và thực tế công trình. Tùy vào mục đích và mức độ chi tiết, bản vẽ có thể dùng tỷ lệ 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000.

Tỷ lệ 1:50.000 đến 1:2000: Là tỷ lệ thu nhỏ đáng kể so với thực tế, thường áp dụng trong bản đồ quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng hoặc khảo sát trắc địa trên không.

Tỷ lệ 1:1000 đến 1:500: Được sử dụng để thể hiện tổng quan vị trí công trình trong khu đô thị, giúp đánh giá mối liên hệ với cơ sở hạ tầng xung quanh.

Tỷ lệ 1:250 đến 1:200: Chủ yếu dành cho bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của các tòa nhà lớn, giúp đánh giá bố cục và không gian.

Tỷ lệ 1:150 đến 1:100: Được dùng trong giai đoạn thiết kế ban đầu để thể hiện cấu trúc chung của công trình và mô hình chi tiết hơn.

Tỷ lệ 1:75 đến 1:25: Dùng để mô tả kết cấu chi tiết hơn giữa các tầng, phòng hoặc hệ thống kỹ thuật như điện, nước.

Tỷ lệ 1:20 và 1:10: Thể hiện nội thất, cấu trúc chi tiết của các bộ phận công trình.

Tỷ lệ 1:5 đến 1:1: Dành cho các chi tiết kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao.

  • Các loại nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật

Bảng tổng hợp các loại nét vẽ kỹ thuật gồm nét liền đậm, nét liền mỏng, nét mỏng, nét gãy khúc (ngắt đoạn), nét chấm gạch và nét đứt, kèm theo độ đậm và phạm vi áp dụng trong bản vẽ kỹ thuật

3.2. Các ký hiệu quan trọng trong bản vẽ:

  • Ký hiệu cửa, cửa sổ 

Bảng ký hiệu các loại cửa đi giúp đọc bản vẽ xây dựng dễ dàng.

Bảng ký hiệu cửa đi giúp đọc bản vẽ xây dựng, gồm cửa tự động, cửa quay trục đứng và cửa lùa.

Bảng ký hiệu cửa sổ giúp đọc bản vẽ xây dựng, gồm cửa sổ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh và 4 cánh.

  • Ký hiệu cầu thang và đường dốc

Hình ảnh bảng ký hiệu và chú thích các loại cầu thang trong bản vẽ kiến trúc, bao gồm mặt cắt cầu thang, mặt bằng cầu thang tầng dưới cùng, tầng trung gian, tầng trên cùng và đường dốc xe ra vào.

  • Ký hiệu vách ngăn
    Ký hiệu vách ngăn – Hướng dẫn đọc bản vẽ xây dựng

 

  • Ký hiệu các bộ phận cần sửa

Ký hiệu tường và lỗ trống trong bản vẽ xây dựng, bao gồm tường cần sửa chữa, tường mới thiết kế, tường phá bỏ, lỗ trống cần mở rộng, thu hẹp, thiết kế mới hoặc bịt lại.

  • Ký hiệu vật liệu xây dựng

Bảng ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ kiến trúc, bao gồm gạch, bê tông, kính, gỗ, ngói, đá granite và các vật liệu khác

  • Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất

Bảng ký hiệu thiết bị vệ sinh và phòng cháy chữa cháy trong bản vẽ xây dựng, bao gồm chậu rửa, máng rửa, bồn tắm, bồn tắm ngồi, khay tắm đứng có hương sen, vòi nước công cộng, hộp chữa cháy

Bảng ký hiệu thiết bị vệ sinh trong bản vẽ thiết kế nội thất, bao gồm chậu xí kiểu ngồi xổm, chậu tiểu sát tường, máng tiểu, ống phun nước, phễu thu nước bẩn.

Bảng ký hiệu thiết bị vệ sinh và phòng cháy chữa cháy trong bản vẽ xây dựng, bao gồm chậu rửa, máng rửa, bồn tắm, bồn tắm ngồi, khay tắm đứng có hương sen, vòi nước công cộng, hộp chữa cháy.

4. Cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết

a. Bản vẽ tổng thể xây dựng

​Nếu lần đầu đọc bản vẽ xây dựng, bạn có thể thực hiện các bước sau để dễ nắm bắt thông tin:​

  • Bước 1: Bắt đầu với bản vẽ mặt bằng tổng thể khi nhận hồ sơ thiết kế. Điều này giúp hiểu mối liên kết giữa các hạng mục. Đọc theo thứ tự từ tầng 1, tầng 2,… Sau đó, xem xét phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng thờ, nhà vệ sinh, hành lang, cửa chính, cửa phụ.
  • Bước 2: Xem bản vẽ phối cảnh để hình dung tổng thể kiến trúc sau khi công trình hoàn thiện.
  • Bước 3: Nghiên cứu bản vẽ mặt đứng để có cái nhìn khái quát về hình dạng kiến trúc bên ngoài của công trình.
  • Bước 4: Xem bản vẽ mặt cắt nhằm hiểu rõ cách bố trí không gian theo từng tầng.
  • Bước 5: Đọc bản vẽ kết cấu giúp hiểu các yếu tố kỹ thuật như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang. Việc này đảm bảo công trình an toàn và bền vững.​

b. Bản vẽ mặt bằng

Bản vẽ đầu tiên trong hồ sơ thiết kế là quy hoạch tổng mặt bằng. Nó thể hiện bố cục không gian của công trình. Các khu vực gồm phòng khách, bếp, phòng ngủ, vệ sinh, cửa ra vào, hành lang, cầu thang…

Khi đọc bản vẽ mặt bằng, cần chú ý:

  • Dãy sát đường bao: Ghi kích thước tường, cửa.

  • Dãy thứ hai: Khoảng cách giữa các trục tường, cột.

  • Dãy ngoài cùng: Kích thước tổng thể theo chiều ngang/dọc.

Ngoài ra, bản vẽ còn có ký hiệu nội thất và cầu thang lên tầng.

Mẫu bản vẽ mặt bằng công năng tầng 1 cho thiết kế nhà của CityA Homes

c. Bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ mặt đứng thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, giúp hình dung tỷ lệ, bố cục và tính thẩm mỹ của công trình.

Khi đọc bản vẽ mặt đứng, cần lưu ý:

  • Xác định hướng nhìn (trước, sau, trái, phải).

  • Ưu tiên xem mặt đứng hướng ra khu vực có nhiều người qua lại.

  • Không bắt buộc ghi kích thước, nhưng có thể kèm theo tên các trục tường để đối chiếu với bản vẽ mặt bằng.

Bản vẽ mặt đứng

d. Bản vẽ mặt cắt

​Bản vẽ mặt cắt thể hiện cấu trúc bên trong công trình bằng các mặt phẳng tưởng tượng cắt ngang không gian. Mặt cắt theo chiều dài là hình cắt dọc; theo chiều ngang là hình cắt ngang.​

Bản vẽ này xác định chiều cao tầng, vị trí và kích thước cửa sổ, cửa ra vào, tường, cầu thang. Nó cũng thể hiện các chi tiết kiến trúc bên trong công trình. Nhờ đó, người xem dễ hình dung không gian nội thất. Bản vẽ giúp nắm rõ cách bố trí các hạng mục bên trong.

e. Bản vẽ phối cảnh

Bản vẽ phối cảnh giúp mô phỏng công trình dưới dạng hình ảnh trực quan, gần giống thực tế nhất. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng hình dung về kiến trúc, màu sắc, chất liệu và tổng thể ngôi nhà sau khi hoàn thiện.

Bản vẽ phối cảnh cho một thiết kế biệt thự 3 tầng của CityA Homes

5. Những sai lầm khi đọc bản vẽ xây dựng

  • Hiểu sai tỷ lệ bản vẽ
  • Không chú ý đến ghi chú và ký hiệu đặc biệt
  • Bỏ qua mối liên hệ giữa các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế

Hiểu và đọc bản vẽ xây dựng chính xác giúp thi công đúng thiết kế, tối ưu ngân sách và đảm bảo chất lượng. CityA Homes đồng hành cùng bạn, mang đến giải pháp xây dựng bền vững và hiệu quả !

 

Bài viết liên quan