Hiện nay, xu hướng lựa chọn ký hợp đồng xây nhà trọn gói đang ngày càng phổ biến bởi sự tiện lợi, giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức. Tuy nhiên, đằng sau sự thuận tiện đó là không ít rủi ro tiềm ẩn nếu bạn không hiểu rõ các điều khoản quan trọng. Để giúp bạn bảo vệ quyền lợi và thi công suôn sẻ, dưới đây là những thông tin tổng hợp về xây nhà trọn gói và 5 lưu ý “vàng” về hợp đồng xây nhà trọn gói mà bất kỳ gia chủ nào cũng nên biết trước khi đặt bút ký.
Xây nhà trọn gói là hình thức chủ đầu tư giao toàn bộ công việc xây dựng cho một đơn vị nhà thầu – từ khâu thiết kế, xin giấy phép xây dựng, mua vật tư, thi công phần thô, hoàn thiện đến bàn giao nhà – hay còn gọi là chìa khóa trao tay. Chủ nhà chỉ cần cung cấp yêu cầu và ngân sách, mọi thứ còn lại sẽ do đơn vị thi công đảm nhận.
Ký hợp đồng xây nhà trọn gói sẽ là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, công sức, và kiểm soát chi phí, đặc biệt khi bạn không có kinh nghiệm xây dựng, cần tiến độ rõ ràng, thiết kế đồng bộ, và dịch vụ bảo hành sau thi công.
II. Sự khác biệt giữa hợp đồng xây nhà trọn gói và hợp đồng thi công riêng lẻ
Hợp đồng xây nhà trọn gói đảm bảo sự đồng bộ và liền mạch trong toàn bộ quá trình thi công. Ngược lại, hợp đồng thi công riêng lẻ đòi hỏi chủ nhà phải trực tiếp quản lý, giám sát và thuê từng đội thi công cho từng giai đoạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro về tiến độ, chất lượng và chi phí phát sinh.
Ưu điểm lớn nhất của ký hợp đồng xây nhà trọn gói là giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế rủi ro trong quá trình thi công. Đồng thời, vì được lập kế hoạch và tính toán rõ ràng từ đầu nên chủ đầu tư cũng dễ dàng kiểm soát chi phí hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình, việc lựa chọn một nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm, và lưu ý kỹ trước khi ký hợp đồng là điều vô cùng quan trọng.
Dưới đây là một số các mục nội dung có trong hợp đồng của CityA Homes mà bạn có thể tham khảo:
Việc đầu tiên là phải hiểu rõ về đơn giá xây dựng và các khoản chi phí liên quan. Một số nhà thầu đưa ra giá rẻ để thu hút khách hàng, nhưng thực tế có thể phát sinh nhiều chi phí không được ghi rõ trong hợp đồng. Để tránh rủi ro, bạn cần kiểm tra những mục sau về chi phí và đơn giá:
Bạn cần đọc chi tiết bảng vật tư và chủng loại. Đây là phần rất dễ bị “mập mờ”, và cũng là nơi phát sinh nhiều chi phí ẩn nhất. Trong hợp đồng xây nhà chìa khóa trao tay, vật tư hoàn thiện (sơn, gạch, cửa, thiết bị vệ sinh…) nếu không được ghi rõ, bạn có thể sẽ nhận phải loại rẻ tiền.
Một bảng vật tư chi tiết, đính kèm hợp đồng, nên có:
Mọi vật tư được cam kết phải có chữ ký xác nhận của hai bên, đính kèm vào hợp đồng. Nếu thay đổi sau đó, cần làm phụ lục bổ sung kèm báo giá rõ ràng.
Một hợp đồng minh bạch cần đi kèm với quy trình thanh toán rõ ràng, gắn liền với từng giai đoạn nghiệm thu công trình. Điều này giúp tránh tình trạng ứng trước quá nhiều tiền nhưng lại không kiểm soát được chất lượng thi công.
Một kinh nghiệm hợp đồng xây nhà trọn gói quan trọng là bạn cần thỏa thuận rõ ràng về cách phân chia thanh toán hợp lý theo tiến độ thi công. Ví dụ:
Bên cạnh đó, cần có biên bản nghiệm thu từng giai đoạn, đính kèm hình ảnh và chữ ký xác nhận từ cả hai bên. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nếu xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc phát sinh tranh chấp về sau.
Ngoài ra, mọi chi phí phát sinh (như thay đổi vật tư, thiết kế, kết cấu…) đều cần được báo giá trước, lập phụ lục hợp đồng, và chỉ thực hiện khi có sự đồng thuận bằng văn bản từ chủ đầu tư.
Hợp đồng sẽ không phát sinh nếu bạn chọn đúng nhà thầu uy tín và mọi cam kết ban đầu được thống nhất rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi từ gia chủ về vật liệu, yêu cầu mới,… thì vẫn có sự phát sinh. Để giảm thiểu, bạn cần trao đổi rõ ràng với nhà thầu về yêu cầu và hạn chế thay đổi sau khi ký hợp đồng. Lựa chọn vật liệu phù hợp với ngân sách và yêu cầu nhà thầu cam kết sử dụng đúng loại.
Trong hợp đồng xây nhà trọn gói, phần kết cấu công trình thường được bảo hành 5 năm, còn phần hoàn thiện như sơn, gạch, trần… được bảo hành 1 năm. Riêng thiết bị lắp đặt (đèn, vòi nước, máy bơm…) sẽ tuân theo chính sách bảo hành của hãng sản xuất.
Trách nhiệm sửa chữa cần được nêu rõ: nếu sự cố như thấm nước, bong gạch do lỗi thi công, nhà thầu phải sửa miễn phí. Ngược lại, nếu hư hỏng do người sử dụng gây ra, chi phí sửa chữa sẽ do chủ nhà chi trả và cần được thỏa thuận cụ thể
Một hợp đồng xây dựng trọn gói không thể thiếu phần quy định tiến độ. Đừng chủ quan nghĩ rằng “giao nhà đúng hẹn” là điều đương nhiên. Nếu không có ràng buộc tiến độ và chế tài vi phạm rõ ràng trong hợp đồng, bạn sẽ khó xử lý khi nhà thầu trì hoãn thi công.
Bạn phải yêu cầu nhà thầu lập bảng tiến độ chi tiết kèm timeline từng hạng mục, đính kèm hợp đồng để dễ đối chiếu khi giám sát thực tế.
Nhà thầu phải có cam kết rõ ràng về chất lượng thi công, tiến độ và an toàn lao động. Những điều này cần được ghi cụ thể trong hợp đồng để đảm bảo trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố.
Việc quy định rõ trách nhiệm và chế tài không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư mà còn đảm bảo tính minh bạch, công bằng cho cả hai bên.