Nếu bạn đã chuẩn bị xong mọi bước chuẩn bị xây nhà mà tôi đề cập đến trong bài viết kinh nghiệm xây nhà của tôi, thì xin chúc mừng, bạn đã tiến rất gần đến việc có một căn nhà hạnh phúc cho gia đình rồi! Tiếp theo, để chọn được ngày khởi công thích hợp, thì bạn cần phải chọn được ngày làm lễ cúng động thổ – một trong những nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua khi xây nhà năm 2024.
Lễ động thổ, hiểu đơn giản là lễ khởi công khi xây dựng công trình. Đây là một nghi thức thờ cúng thần linh, thần thổ địa và tổ tiên của gia chủ. Lễ này nhằm mục đích thông báo với các vị thần và cả mọi người về việc chính thức tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất được làm lễ.
Vì việc làm lễ động thổ đã trở thành một phần văn hóa của Việt Nam, nên nó mang lại những giá trị về mặt tinh thần cao. Giúp bạn cảm thấy an tâm hơn, phấn khởi hơn, được phù hộ sự an lành trong quá trình thi công.
Việc làm lễ này bắt nguồn từ Trung Quốc thời xa xưa (trước công nguyên), và nó ảnh hưởng đến Việt Nam từ đó. Sự ảnh hưởng đã dẫn đến quan niệm dân gian: “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”, nên mọi công việc liên quan tới đất đai như xây dựng công trình, sửa chữa nhà… đều có lễ động thổ, nhằm xin phép thần Thổ Địa và mong cho công việc được trôi chảy.
Thực hiện các nghi lễ thờ cúng là hành động coi trọng tâm linh, xem trọng tín ngưỡng của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Có câu nói “đất có thổ công, sông có hà bá” có nghĩa ở đâu cũng có vị thần cai quản ở đó. Muốn động đến đất đai thì cũng cần xin phép các vị thần cai quản đất để được phù trợ.
Đây là hành động thể hiện sự tôn kính, tôn trọng các vị thần linh cai quản đất đai. Khi cúng động thổ, gia chủ sẽ thông báo với các vị thần mục đích xây dựng nhà cửa của mình. Bên cạnh đó mong các vị thần giúp đỡ cho quá trình xây dựng diễn ra thuận buồm xuôi gió.
Cúng động thổ cũng là hành động đầu tiên đánh dấu bước khởi đầu cho công cuộc xây nhà. Sau đó là thực hiện những bước tiếp theo cho kế hoạch xây dựng nhà ở diễn ra hiệu quả.
Để thực hiện lễ cúng động thổ, cần phải chọn ngày tháng thích hợp để thực hiện nghi thức quan trọng này.
Trước hết, khi chọn ngày, tuyệt đối không chọn ngày xung khắc con giáp của người trong nhà. Có nghĩa là bạn cần phải hiểu về hệ thống thiên can địa chi trong lịch pháp. Nếu không hiểu, thì nên mang theo cuốn Hoàng lịch (lịch vạn niên), tìm những ngày màu đỏ mà không xung khác với con giáp của người nhà, thì đấy chính là ngày tốt.
Tiếp theo, phải chọn được cả ngày và giờ tốt, phù hợp với tuổi của người chủ trì công trình. Nên là những ngày có sao “tốt” chiếu như sao Nhân chuyên hay Trực tinh, Sát cống vào ngày Hoàng đạo, ngày sinh khí, lộc mã, phúc tinh, giải thần… Tránh rơi vào ngày hắc đạo, Sát chủ, Thổ cẩm, trùng tang, trùng phục… Giờ tiến hành phải là giờ Hoàng đạo.
Một số tài liệu cho rằng việc “động thổ” nên tiến hành vào các ngày: Bính Tuất, Giáp Ngọ, Bính Thân, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Giáp Thìn, Quý Sửu, Giáp Tý, Quý Dậu, Mậu Thìn, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Giáp Thân.
Bảng tra nhanh các ngày có sao tốt để làm nhà (tháng âm lịch)
NGÀY | THÁNG 1, 4, 7, 10 | THÁNG 2, 5, 8, 11 | THÁNG 3, 6, 9, 12 |
---|---|---|---|
Sát cống | Đinh Mão, Bính Tý, Ất Dậu, Giáp Ngọ, Quý Mão, Nhâm Tỵ | Bính Dần, Ất Hợi, Giáp Thân, Quý Tỵ, Nhâm Dần, Tân Hợi, Canh Thân | Ất Sửu, Giáp Tuất, Quý Mùi, Nhâm Thìn, Tân Sửu, Canh Tuất, Kỷ Mùi |
Trực tinh | Mậu Thìn, Đinh Sửu, Bính Tuất, Ất Mùi, Giáp Thìn, Quý Sửu, Nhâm Tuất | Đinh Mão, Bính Tý, Ất Dậu, Giáp Ngọ, Quý Mão, Nhâm Tý, Tân Dậu | Bính Dần, Ất Hợi, Giáp Thân, Quý Tỵ, Nhâm Dần, Tân Mão, Canh Thân |
Nhân chuyên | Tân Mùi, Canh Thìn, Kỷ Sửu, Mậu Tuất, Đinh Mùi, Bính Thìn | Canh Ngọ, Kỷ Mão, Nhâm Tý, Đinh Dậu, Bính Ngọ, Ất Mão | Kỷ Tỵ, Mậu Dần, Kỷ Hợi, Bính Thân, Ất Tỵ, Giáp Dần, Quý Hợi |
Trước giờ tiến hành lễ, thì bạn phải sắm sửa đồ cúng. Lễ vật thường dùng trong cúng động thổ bao gồm:
Sau đó đặt lễ lên mâm có kê đôn tại khu đất xây dựng để làm lễ.
Thắp hương đèn lên (hương thắp 7 nén). Sau đó gia chủ vái 4 phương (mỗi phương 4 vái) rồi quay mặt vào mâm lễ đọc văn khấn.
Khi tàn hương (chỉ cần hương cháy 2/3 là được) thì hóa tiền vàng, rắc muối, gạo bốn phía. Tiếp theo, bạn bắt đầu đào và cuốc mấy nhát ở mảnh đất mà bạn chọn làm nhà.
Sau khi cúng xong, lễ vật, xôi và gà được dùng vào bữa ăn chính. Rượu cúng khi đã phun vào than hồng của vàng mã, thì bạn rót mời mọi người có tham gia xây dựng công trình cùng uống, và ăn hoa quả để kết thúc lễ.
Sau khi gia chủ cúng xong, đơn vị thi công vào thắp nhanh cúng và khấn giống như bên trên. Lưu ý: Ngoài việc khấn thần hoàng, thổ công thần đất thì khấn thêm tổ nghề để mọi việc tiến hành suôn sẻ.
Đợi đến khi nhang tàn thì gia chủ đổ các chén nước, rượu ra công trình, đốt giấy tiền vàng mã và rải bánh, kẹo, gạo, muối ra công trình, cắm hoa xuống đất.
Sau đó chính tay gia chủ đặt viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng và viên gạch ấy phải đúng vị trí và không thay đổi di chuyển trong quá trình thi công.
Đối người mượn tuổi làm nhà cũng cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật và các bước như trên. Nhưng trước đó phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 100.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà giữ).
Bài văn khấn cúng động thổ có nhiều phiên bản dành cho các trường hợp khởi công khác nhau, hoặc thời điểm khác nhau.
Ngoài lễ cúng động thổ, thì khi làm nhà vẫn có một vài nghi lễ khác mà dân gian cho rằng phải tiến hành. Tuy nhiên, như trong quy trình xây nhà tôi đã chia sẻ, lễ động thổ là một trong những lễ mà bạn cần phải chuẩn bị và lên kế hoạch trước, để việc khởi công được đúng theo tiến độ. Tôi sẽ có các bài viết về những nghi lễ khác cho bạn đọc trong tương lai.
Theo tín ngưỡng của người xưa, cất nhà là việc làm vô cùng quan trọng do đó cần phải chọn ngày lành tháng tốt mới mong mọi thứ thuận lợi được. Theo đó lẽ động thổ nhà cũng vậy, cũng đều sẽ trải qua những hạng mục như sau: chọn năm tuổi hợp với chủ nhà, chọn tháng đẹp, chọn ngày đẹp, chọn giờ hoàng đạo, chọn hướng xây cất hợp phong thủy để làm lễ động thổ xây dựng.
Việc làm này là điều cần thiết nhằm chọn một thời điểm tốt đẹp nhất cho việc xây dựng khởi công nhà mới. Hi vọng mọi việc diễn ra suôn sẻ, cuộc sống và công việc sau này được phù hộ mà trở nên hưng thịnh, nhân tài lộc đều phát triển. Đây cũng là nguyên do lý giải tại sao chúng ta thường phải chọn tuổi đẹp để xây nhà.
Theo truyền thống tín ngưỡng lâu đời ở Việt Nam, thì lựa chọn ngày tốt xem ngày tốt lễ động thổ sẽ dựa theo tuổi của người nam chủ nhà. Điều này nhằm mục đích tiến hành lễ động thổ sẽ giúp gia đình khởi công làm nhà suôn sẻ, vạn sự hanh thông và thu hút tài lộc về cho ngôi nhà mới cũng như bản mệnh tương lai của mình.
Bên cạnh đó để chọn được ngày tốt cần tuân theo cả những quy tắc nhất định trong phong thuỷ. Chỉ có như vậy thì gia chủ mới tìm được thời điểm động thổ tốt đẹp nhất và khi khởi công xây dựng lẫn khi hoàn công mọi sự đều diễn ra thuận buồm xuôi gió.
Mâm lễ động thổ được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo thì lễ động thổ sẽ được cử hành hoàn chỉnh với mâm lễ vật cúng động thổ đầy đủ trọn vẹn.
Hành vi không chuẩn bị lễ động thổ chu đáo, mâm lễ thiếu sót bị coi là sẽ rước về điềm xấu cho ngôi nhà hoặc dự án công trình sắp khởi công. Hành động này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các vị thần linh thổ địa bề trên, do đó sẽ không được họ phù hộ mà còn gặp phải nhiều điều xúi quẩy. Đây là một điều đại kỵ đối với lễ động thổ xây nhà mà tất cả mọi người đều cần phải chú ý.
Người xưa có câu “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì yếu tố “thiên” chính là yếu tố đầu tiên. Do đó yếu tố thời tiết là rất quan trọng, thời tiết thuận lợi thì buổi lễ cúng động thổ mới diễn ra thành công tốt đẹp được.
Tuy nhiên, đây là yếu tố khó có thể kiểm soát được, kể cả có tham khảo dự báo thời tiết thì bạn cũng không thể chắc chắn được thời tiết sẽ thuận lợi vào thời điểm ấn định khởi công động thổ. Do đó, vấn đề lo lắng về thời tiết xấu luôn được chú trọng và đưa ra các phương án ứng phó cho tình huống không ai mong muốn này.
Một trong những tình huống xấu nhất đó là trời mưa to, do đó cần phải chuẩn bị giải pháp để có nơi để trú ẩn. Thông thường, trước thời điểm tiến hành lễ động thổ, chủ công trình đều sẽ luôn chuẩn bị sẵn mái che, lều bạt hoặc ô dù là để đề phòng những tình huống như vậy. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ chuẩn bị thêm bàn ăn và nước uống để đãi tiệc cho những khách tham dự.
Chuẩn bị thư mời và gửi thư đến khách tham dự là hành động rất quan trọng trước khi làm lễ cúng động thổ cho một công trình. Tính chất của buổi lễ cũng chính là để công bố với quan khách về sự tồn tại và ý nghĩa của công trình mới. Nếu như những khách mời quan trọng lại vắng mặt, vậy thì ý nghĩa của buổi lễ xem như đã giảm bớt đi rất nhiều.
Do vậy, khi đã gửi thư mời cho quan khách thì nên cố gắng tìm cách xác nhận xem họ có thể tham dự buổi lễ động thổ hay không. Một phương thức tương đối phổ biến hiện nay là có thể gửi thư mời đến quan khách ít nhất một tuần và sau đó gọi điện hoặc gửi email để xác nhận việc có tham dự của họ.
Một bài phát biểu trong lễ động thổ phù hợp nhất nên diễn ra trong khoảng thời gian từ 15-30 phút. Chủ công trình nên tránh dành quá nhiều thời gian cho bài phát biểu của mình bởi rất dễ gây ra sự nhàm chán và mất đi hứng thú của khách mời.
Để tạo thêm sự thích thú và tránh nhàm chán, có thể xem xét thêm vào buổi lễ những tiết mục nghệ thuật giải trí. Đối với những dự án nhà đất quan trọng, chủ công trình nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để dành cho khách hàng có thể trình bày những thắc mắc và giải đáp chúng. Tạo nên những dấu ấn tốt trong cảm nhận của khách hàng ngay từ buổi lễ khởi công xây dựng sẽ rất có ích cho việc kinh doanh của bạn sau này.
Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:
CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!