phone-icon
facebook-icon
zalo-icon

4 Loại Móng Nhà Trong Xây Dựng Và Kinh Nghiệm Xây Móng Nhà

4 Loại Móng Nhà Trong Xây Dựng Và Kinh Nghiệm Xây Móng Nhà

Chỉnh sửa lần cuối ngày 07.02.2024

Để ngôi nhà bền vững theo thời gian thì cần có một nền móng nhà phải chắc chắn. Trường hợp móng nhà thiết kế và thi công không đảm bảo thì ngôi nhà dễ gặp phải tình trạng sụt lún, nứt tường, nghiêm trọng hơn sẽ bị nghiêng hoặc sụp đổ, điều này dẫn đến nhiều thiệt hại như chi phí, thời gian,… Vậy móng nhà là gì và cần lưu ý điều gì khi xây móng nhà, CityA Homes sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

1. Móng nhà là gì? 

Móng nhà là loại móng nằm dưới cùng của mọi công trình xây dựng. Kết cấu móng nhà là nơi trực tiếp chịu trọng tải của toàn bộ dự án. Móng nhà phải luôn vững chắc để chịu sức ép của các tầng, ngoài ra nếu móng nhà càng tốt thì càng gia tăng kiên cố và vững chắc hơn cho công trình.

Móng nhà được làm từ cọc bê tông cốt thép, cọc thép, phên tre là chủ yếu, để mang đến sự chắc chắn và bền bỉ qua thời gian. Đặc biệt, đối với các tòa nhà cao ốc hay dự án lớn, các kiến trúc sư có chuyên môn cao sẽ phụ trách tiền hình tính toán kỹ lưỡng mang đến sự an toàn cho cả công trình.

2. Các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng bạn cần biết

2.1. Móng đơn

Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc. Loại móng này thường đỡ một mình hoặc là một cụm cột đứng gần nhau để đỡ lấy trọng tải của công trình. Các công trình nhà cấp 4 có quy mô nhỏ thường sẽ lựa chọn loại móng đơn này.

  • Đặc điểm: Dùng để nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, tăng khả năng chịu lực.
  • Ưu điểm: Chi phí thi công rẻ, thời gian thi công ngắn.
  • Ứng dụng: Thường thi công cho chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu.

2.2. Móng băng

Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương là hai loại móng băng phổ biến trong xây dựng. Chúng đều là loại móng nông, được chôn sâu dưới lòng đất từ 1,5-2m, có hình dạng như một dải dài, chạy theo một hoặc hai phương của công trình.

  • Đặc điểm: Là một dải dài, liên kết với nhau, chạy theo chân thường hoặc có sự giao cắt.
  • Ưu điểm: Giảm áp lực đáy móng.
  • Ứng dụng: Kiểu móng thường dùng cho các công trình dân dụng với giá thành vừa phải, độ lún đồng đều.

Móng băng 1 phương là loại móng có hình dạng trải dài theo một phương (phương dọc hoặc phương ngang) của ngôi nhà. Đây là loại móng cơ bản nhất dùng để giữ vững công trình và nâng đỡ toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.

Móng băng 2 phương là loại móng được thiết kế theo 2 phương vuông góc với nhau, theo chiều rộng và chiều dài ngôi nhà, tạo thành những ô vuông như bàn cờ.

CƠ SỞ LỰA CHỌN

  • Tải trọng của công trình: Nếu tải trọng của công trình lớn thì nên sử dụng móng băng 2 phương.
  • Khả năng chịu lực của đất nền: Nếu đất nền chịu lực tốt thì có thể sử dụng móng băng 1 phương. Nếu đất nền chịu lực kém thì nên sử dụng móng băng 2 phương.

2.3. Móng bè

Móng bè được biết đến là móng toàn diện hay là móng nông. Ở các nơi địa chất yếu, sức kháng nén yếu có đất nước hay không có nước thì nên lựa chọn loại móng bè. Loại móng này sẽ mang đến an toàn và phân bổ trọng lực cho toàn bộ căn nhà tránh gây khả năng bị sụt lún.

  • Đặc điểm: Là loại móng nông, có sức kháng yếu. Kiểu móng này sẽ có tác dụng phân bổ đồng đều tải trọng lên mặt nền đất, giảm sức nặng.
  • Ưu điểm: Tránh hiện tượng sụt lún không đồng đều. 
  • Ứng dụng: Nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước sẽ dùng loại móng này. 

2.4. Móng cọc

Móng cọc có kết cấu gồm đài móng và cọc có khả năng truyền tải được các trọng lực từ phía trên công trình xuống lớp đất dưới của nền móng. Trước khi làm móng cọc cần kiểm tra trước địa chất và gia cố trước khi bắt đầu làm móng.

  • Đặc điểm: Loại móng này yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công lâu. 
  • Ưu điểm: Là loại móng chắc chắn nhất. 
  • Ứng dụng: Các công trình xây dựng trên nền đất yếu. 

Cần tiến hành khảo sát địa chất, xem xét đất nền thuộc loại nào, mức độ sụt lún, khả năng chịu lực,… để chọn được loại móng nhà phù hợp.

Bài viết liên quan